Trang chủ / Báo chí / Giao lưu trực tuyến: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018- Sức mạnh công nghệ Số

Giao lưu trực tuyến: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018- Sức mạnh công nghệ Số

22/08/2018

Để thông tin sâu rộng hơn về những điểm mới và nổi bật của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 tới cộng đồng, Ban Tổ chức Giải thưởng Nhân tài Đất Việt tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến cùng bạn đọc, bắt đầu vào lúc 10h ngày 22/8.

Nguyễn Văn Hùng – Nam 30 tuổi

Câu hỏi gửi nhóm Rada: Bí quyết để giành giải thưởng Nhân tài Đất Việt của nhóm là gì?

Ông Mã Hoàng Hải:

Thứ nhất là Khát vọng: Nhóm phải có mong muốn rằng ý tưởng sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ mang lại sự thay đổi cho cộng đồng.

Thứ hai là Tự tin: Bạn phải tin vào giải pháp của bạn, đội ngũ của bạn, nỗ lực của bạn. Và cuộc thi chính là cơ hội để kiểm nghiệm lại toàn bộ.

Thứ ba là Tính chuyên nghiệp: Cần kỹ lưỡng trong công tác chuẩn bị: tài liệu, trình bày…

Ba yếu tố trên sẽ giúp bạn đạt được thành công trong cuộc thi NTĐV.

Tôi cũng có lời khuyên là nếu cảm thấy chưa hội đủ 3 yếu tố trên thì bạn chưa nên thi. Thứ hạng của bạn trong cuộc thi sẽ thể hiện 3 khía cạnh như tôi nói ở trên, và nó phụ thuộc vào chính bạn và các cộng sự chứ không phải ai đó khác.

Thanh Hải – Nam 27 tuổi

Với vai trò là đơn vị tổ chức và nhà tài trợ chính và cũng là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, viễn thông của Việt Nam, xin ông cho biết định hướng của VNPT trong việc giúp các tác giả có sản phẩm tham gia giải thưởng Nhân tài Đất Việt được ứng dụng vào trong thực tế ?

Ông Nguyễn Văn Tấn :

Với vai trò là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, CNTT, VNPT luôn coi trọng yếu tố con người trong việc phát triển của mình, do đó, VNPT cũng rất coi trọng và chào đón sự tham gia của các nhân tài trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung để vào làm việc tại VNPT, qua đó góp phần ứng dụng công nghệ thông tin vào trong cuộc sống thông qua các dịch vụ của VNPT. Ngoài ra với vai trò là đơn vị tổ chức, chúng tôi cũng chú trọng đến việc giới thiệu các thí sinh tham gia giải thưởng Nhân tài Đất Việt đến các doanh nghiệp và các tổ chức, qua đó giúp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển kinh tế và xã hội của nước nhà.

VNPT có 4 đơn vị chủ lực thuộc lĩnh vực khác nhau về dịch vụ CNTT, dịch vụ số, kinh doanh và hạ tầng. Tuỳ theo sản phẩm của các thí sinh phù hợp với lĩnh vực nào thì sẽ bàn thảo trực tiếp với các đơn vị. VNPT-Media sẽ là đầu mối tiếp xúc và kết nối, ngay từ thời điểm này, các nhóm thí sinh và cộng đồng khởi nghiệp có thể liên hệ để triển khai hợp tác, hoặc thông qua BTC Giải thưởng Nhân tài Đất Việt (http://nhantaidatviet.vnpt.vn/)

Nguyễn Quang – Nam 30 tuổi

Tôi từng tham gia NTDV cách đây vài năm. Do bận nhiều việc nên thỉnh thoảng tôi mới ngó qua thì thấy trên ảnh, lực lượng giám khảo gần như không thay đổi nhiều. Vậy BTC có cách nào để hạn chế tiêu cực không? Bởi tôi biết danh sách giám khảo rồi “đi đêm” cho cuộc thi năm sau.

Ông Nguyễn Long :

Cảm ơn câu hỏi rất trực tiếp. NTĐV có hai Hội đồng song song là Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Chung khảo. Không phải những năm qua Hội đồng không thay đổi, thông thường năm sau bổ sung thay đổi từ 30-40% thành phần hội đồng để có tính kế thừa và phần cốt lõi về khoa học và công nghệ vẫn là các nhà khoa học và công nghệ từ các trung tâm nghiên cứu, đào tạo hàng đầu Việt Nam (Hà Nội, TP.HCM).

Hội đồng bình chấm theo phương thức chấm theo tiêu chí và phản biện trực tiếp trong các phiên họp và chấm chung khảo công khai, vì vậy hạn chế tối đa các tiêu cực có thể xảy ra. Kết quả bình chọn của NTĐV qua 13 năm qua đã được cộng đồng đánh giá cao và các tác giả NTĐV vẫn vững vàng và phát triển.

Nguyễn Xuân – Nữ 31 tuổi

Ông Mã Hoàng Hải – CEO Công ty Cổ phần Rada: Xin ông cho biết những thành công và nhược điểm của các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam, mà Radar là một ví dụ?

Ông Mã Hoàng Hải:

Về cơ hôi, Việt Nam có đầy đủ điều kiện và nhiều cơ hội, bởi hạ tầng và trình độ phát triển còn nhiều khoảng trống để phát triển, xã hội còn nhiều bài toán chưa có lời giải… và những vấn đề này cần giải pháp mới, phù hợp với cộng đồng startup.

Về khó khăn, hạn chế, thứ nhất là nhìn nhận của xã hội về startup còn khắt khe; ý tôi muốn nói đến văn hóa chấp nhận sự thất bại.

Thứ hai là thiếu sự ủng hộ, khuyến khích của cộng đồng đối với các ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ của startup, nên giảm cơ hội để startup đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng để họ thử nghiệm và góp ý cải thiện sản phẩm.

Thứ ba là vấn đề tài chính – điều không thể thiếu với startup nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Ở Việt Nam, việc tìm kiếm vốn gặp khó khăn cả từ chính sách.

Thứ tư là vấn đề nguồn nhân lực. Các tường ĐH không chuẩn bị cho sinh viên về hành trình khởi nghiệp dù thời gian gần dây đã có thay đổi.

Lê Trọng Thuỷ – Nam 35 tuổi

Câu hỏi nhóm Rada: Khi tham gia Giải thưởng, nhóm đã đặt mục tiêu nào lên đầu: giành giải thưởng giá trị, cơ hội để truyền thông, quảng bá miễn phí về sản phẩm…?

Ông Mã Hoàng Hải:

Cảm ơn bạn về câu hỏi. Cả 3 điều bạn đề cập đều chỉ là hệ quả khi tham gia cuộc thi NTĐV, chứ không phải là mục tiêu của Rada. Khi tham gia cuộc thi, Rada đã có sản phẩm ra thị trường, chứ không phải chúng tôi làm sản phẩm để đi thi.

Đối với Rada, việc được tham gia thi cùng cộng đồng NTĐV là thử thách thật sự và chúng tôi hiểu trong cuộc thi này sẽ khẳng định hình ảnh thương hiệu và giá trị thực sự của Rada đối với cuộc thi nói riêng và cộng đồng người sử dụng Việt Nam nói chung.

Quả thật trong qua trình tham gia cuộc thi, sự làm việc nghiêm túc của ban giám khảo, số lượng đơn vị dự thi đông đảo, sự cạnh tranh lớn… đã tạo áp lực không nhỏ và các giải thưởng đã cho thấy chất lượng cuộc thi rất cao… Vì thế, giải thưởng mà chúng tôi đạt được là sự khẳng định giải pháp mà Rada đang làm. Sau cuộc thi, Rada đã có được những điều như bạn nói.

Nguyễn Thúy Hằng – Nữ 35 tuổi

xin hỏi Ông Nguyễn Long – Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng Giám khảo lĩnh vực CNTT: trong nhiều năm qua, sản phẩm dịch vụ nào mà ông thấy ấn tượng nhất?

Ông Nguyễn Long :

Công nghệ thay đổi theo từng năm, mỗi năm đều có những sản phẩm gây ấn tượng với Hội đồng giám khảo. Thí dụ, năm 2016 khi Bigdata, AI chưa phổ cập nhiều ở Việt Nam thì đã có những sản phẩm hướng công nghệ mới này đã đoạt giải cao nhất. Cũng có điều đáng tiếc, khát vọng Việt Nam tuy rất ủng hộ tuy nhiên những sản phẩm về chip vi xử lý sau nhiều năm không đạt được như kỳ vọng mong muốn.

Ấn tượng nhất đối với tôi khi được thấy khát vọng của các bạn trẻ và rất trẻ được vinh danh tại lễ trao giải. Hầu hết các bạn này hiện đang rất thành công trên con đường sáng tạo của mình.

Nguyễn Văn Linh – Nam 27 tuổi

Câu hỏi cho ông Nguyễn Văn Tấn: Với vai trò là đơn vị bảo trợ truyền thông, VNPT-Media có những hỗ trợ nào để quảng bá sản phẩm cho các thí sinh, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Tấn :

Cùng với báo Dân trí, Tập đoàn VNPT cũng sẽ hỗ trợ truyền thông cho tất cả các thí sinh tham gia Giải thưởng trên tất cả các phương tiện báo chí, phương tiện truyền thông mà VNPT đang sở hữu ngay từ khi các thí sinh nộp hồ sơ tham gia Giải thưởng Nhân tài đất Việt  cũng như trong suốt quá trình hợp tác cùng phát triển với VNPT nói chung và VNPT- Media nói riêng sau đó.

Hiện, Tập đoàn VNPT đang sở hữu một hệ thống truyền thông khá đa dạng, bao gồm: Báo điện tử VnMedia, Tạp chí XHTT, hệ thống truyền hình MyTV… Bên cạnh đó, VNPT còn có các phương tiện truyền thông trực tuyến như truyền thông mạng xã hội  cùng đồng hành lan tỏa, phổ biến nhanh chóng thông tin liên quan tới các thí sinh dự thi. Ví dụ như ngày hôm nay, toàn bộ nội dung của buổi Giao lưu đang được liên tục được truyền trực tuyến mạng xã hội, trên hệ thống Truyền hình MyTV cũng như nhận câu hỏi giao lưu trực tiếp từ báo điện tử VnMedia. Các hệ thống truyền thông này đang được VNPT giao cho Tổng công ty VNPT-Media quản lý, kinh doanh và phát triển. Đó cũng là lý do VNPT-Media tham gia Giải thưởng Nhân tài đất Việt với vai trò đơn vị Bảo trợ Truyền thông.

Theo từng giai đoạn, từng mốc cụ thể của Giải thưởng, Tập đoàn VNPT cũng sẽ có những chương trình tương tự như thế này để các Báo tham gia bảo trợ thông tin cho Giải thưởng như: Báo Bưu Điện Việt Nam, báo Công Thương, báo Đầu Tư, báo Gia Đình & Xã Hội, báo Giáo Dục & Thời Đại, báo Hà nội mới, báo Khoa Học & Đời Sống, báo Tiền Phong, báo Tin Tức, báo Petro Times, báo VOV News, báo VietNamNet, Thời báo Ngân hàng, báo Sức Khỏe & Đời Sống, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, báo An ninh Thủ đô, báo Tài nguyên & Môi trường… thông tin rộng rãi tới độc giả trên toàn quốc. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào dịp 20/11 và được được truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình quốc gia Việt Nam.

Chiến Văn – Nam 40 tuổi

Anh Long thân mến, tôi thấy anh ngồi ghế Chủ tịch hội đồng giám khảo CNTT từ khá lâu. Cho tôi hỏi,công nghệ cập nhật từng ngày trong khi tuổi anh ngày một cao. Anh có nghĩ rằng mình dần lạc hậu với môi trường CNTT hay cầm cân nảy mực thiếu chính xác không?

Ông Nguyễn Long :

Cảm ơn bạn, một câu hỏi rất thú vị. Ghế Chủ tịch Hội đồng Giám khảo với việc chính của tôi là tìm kiếm, tập hợp và mời được các chuyên gia uy tín nhất tham gia hội đồng và đảm bảo tốt nhất để hội đồng có đầy đủ các chuyên gia theo các hướng phát triển của công nghệ. Trong hội đồng có đầy đủ các chuyên gia là các nhà khoa học hàng đầu của các trung tâm nghiên cứu, đào tạo và các chuyên gia công nghệ cũng như các chuyên gia đã và đang triển khai các ứng dụng từ các đơn vị, doanh nghiệp liên quan ở Việt Nam.

Rất may, Chủ tịch hội đồng không quyết định, lựa chọn các sản phẩm tốt hay không tốt. Kết quả bình chọn của NTĐV được chấm, đánh giá theo ý kiến chung của hội đồng qua bỏ phiếu và các ý kiến thẩm định, phản biện của các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.

Tuy đã có tuổi nhưng tôi được tập thể các nhà khoa học, các chuyên gia, các doanh nhân từ Hội tin học Việt Nam và các tổ chức nghề nghiệp về CNTT ủng hộ và giúp đỡ nên chắc chắn sẽ công tâm nhất, minh bạch nhất để lựa chọn được Hội đồng đủ uy tín và kinh nghiệm để bình chọn các sản phẩm xứng đáng đoạt giải NTĐV trong lĩnh vực CNTT.

Tuấn Anh – Nam 29 tuổi

Chào Phó ban Tuấn Anh, tôi thấy Giải thưởng NTDV cổ súy mạnh về sức mạnh công nghệ số, tuy nhiên cách làm giao lưu của chương trình giống như tôi làm cách đây 20 năm với các bạn đồng nghiệp. Anh có thấy mâu thuẫn gì giữa giải thưởng kêu to với cách làm công nghiệp 1.0 này ko?

Ông Phạm Tuấn Anh:

Chào bạn!

Mục đích chính của giao lưu là để cung cấp thông tin đơn giản và hiệu quả nhất tới đông đảo bạn đọc.

Nhiều sản phẩm dự thi và đoạt giải NTĐV đã được ứng dụng rất thành công vào cuộc sống, nhiều sản phẩm đã vươn tầm thế giới. Chúng tôi tin trong tương lai nhiều sản phẩm sẽ tiếp tục góp phần giúp Việt Nam phát triển trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ hiện nay.

Chúng ta có thể thấy ngay cả khi công nghệ rất hiện đại được phát triển và đưa vào ứng dụng thì có những công nghệ đơn giản nhưng thiết thực trong cuộc sống như nhắn tin SMS vẫn được sử dụng rộng rãi, vì vậy không có gì mâu thuẫn trong việc sử dụng các công nghệ cũ và mới đồng thời.

Trần Đại Thanh – Nam 40 tuổi

Mã Hoàng Hải – CEO Công ty Cổ phần Rada: Xuất hiện trên bục vinh quan với giải nhì lĩnh vực CNTT khởi nghiệp, NTDV thực sự có xứng đáng là nơi gửi gắm của các công ty khởi nghiệp tại VIệt Nam? Có cần thay đổi gì không về cách làm hay quy mô?

Ông Mã Hoàng Hải:

Thứ nhất, theo mình biết, 2017 là năm đầu tiên NTĐV bổ sung hạng mục Khởi nghiệp, cũng là khá muộn, nhưng chỉ sau một năm, Rada thấy tác động rất lớn của hạng mục này với cộng đồng. Nhiều người đã có cái nhìn khác về khởi nghiệp, nghiêm túc hơn, đánh giá cao hơn. Sau khi Rada giành giải thưởng NTĐV, số đối tác tìm đến nhiều hơn, đặc biệt là những doanh nghiệp truyền thống.

Thứ hai, mặc dù là năm đầu, nhưng số lượng nhóm tham gia rất lớn, chính xác là 178, thể hiện sự hưởng ứng của cộng đồng rất lớn, như thế tức là sự cạnh tranh cao, nên mình mong hạng mục này được đẩy mạnh hơn nữa trong năm nay và các năm tiếp theo.

Với giải thưởng, Rada có đề xuất nên tăng số lượng giải thưởng, vì mình tin lượng thí sinh tham gia rất đông. Ban tổ chức nên cân nhắc tăng giải thưởng theo hưởng kiểu như startup có thành viên trẻ,  startup tiềm năng/triển vọng dành cho nữ giới, đặc biệt là nữ thanh thiếu niên thì càng tốt vì đó là độ tuổi phù hợp với các ý tưởng mới.

Trịnh Văn Lân – Nam 32 tuổi

Câu hỏi cho ông Nguyễn Văn Tấn: VNPT đã đồng hành cùng Giải thưởng trong suốt 14 năm, xin ông cho biết năm nay VNPT có dành ưu ái đặc biệt cho các thí sinh không ?

Ông Nguyễn Văn Tấn :

Được sự thống nhất của Ban tổ chức, năm 2018, nhằm thu hút cũng như khuyến khích, động viên kịp thời hơn nữa những sản phẩm xứng đáng được vinh danh của Giải thưởng, chúng tôi đã nâng giá trị các giải thưởng trong lĩnh vực CNTT lên. Cụ thể, Giải nhất có trị giá 200 triệu đồng (trước là 100 triệu đồng) ; Giải Nhì trị giá 100 triệu đồng (trước 50 triệu đồng) và Giải Ba trị giá 50 triệu đồng (trước 30 triệu đồng).

Tô Văn Chính – Nam 39 tuổi

Câu hỏi cho ông Nguyễn Văn Tấn: Giải thưởng năm nay khuyến khích các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo, Internet of things, Big data… Được biết đây cũng là những công nghệ mà VNPT đang đầu tư nghiên cứu, phát triển trong vài năm gần đây. Ông có thể cho biết VNPT đã đạt được kết quả thế nào trong các lĩnh vực này?

Ông Nguyễn Văn Tấn :

VNPT đang thực hiện tiến trình chuyển đổi số, theo đó  có rất nhiều việc phải làm, tôi chỉ có thể điểm ra một số nét chính. VNPT đã xây dựng một hệ thống IoT platform, thông qua đó có thể triển khai rất nhiều các dịch vụ như nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, giáo dục thông minh…; công nghệ phân tích dữ liệu lớn Bigdata cũng đang được triển khai cho các lĩnh vực ngân hàng, Fintech, quảng cáo… phát triển công nghệ nhận dạng hình ảnh để phát triển các dịch vụ camera giám sát cho ngành giao thông, quản lý toà nhà, VNPT cũng đang triển khai các hệ thống smart video platform (SVP) để cung cấp cho việc truyền tải những nguồn nội dung video chất lượng rất cao đến khách hàng. Và chúng tôi cũng sẽ cung cấp công nghệ này cho cho các DN trong lĩnh vực truyền hình trả tiền và nội dung số ở Việt Nam. Ngoài ra, VNPT cũng đang hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn để triển khai các công nghệ nền tảng, như AI (trí tuệ nhân tạo), VR (công nghệ thực tế ảo).

Nguyễn Văn Linh – Nam 27 tuổi

Câu hỏi cho ông Nguyễn Văn Tấn: Điểm mới của cơ cấu Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm nay là mở ra hệ thống “Sản phẩm số triển vọng”. Xin ông cho biết lý do Ban tổ chức quyết định mở ra hệ thống này và Ban tổ chức dự đoán mức độ hưởng ứng tham gia của cộng đồng CNTT đối với hệ thống Giải thưởng này như thế nào ?

Ông Nguyễn Văn Tấn :

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số, tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều phải tiến tới kết nối số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi không ngừng theo sự phát triển của công nghệ. Trong bối cảnh số hóa, chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0, các công nghệ mới, tự động hóa, robot… sẽ ứng dụng vào doanh nghiệp rất khi những nghiên cứu khoa học, sản phẩm của công nghệ số, sản phẩm công nghệ trí tuệ nhân tạo vốn được xem là “khoa học viễn tưởng” sẽ trở thành sự thật. Bắt nhịp với sự phát triển thần tốc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,  giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 với sứ mệnh tìm kiếm và tôn vinh Nhân tài Việt Nam cũng sẽ có những đổi mới mang tính đột phá với ‘Sức mạnh công nghệ số”.

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt là Giải thưởng lớn nhất về CNTT tại Việt nam hiện nay, Ban tổ chức luôn muốn Giải thưởng có những đổi mới bắt kịp xu hướng mới nhất của CNTT và phát triển của xã hội. Với chủ đề “Sức mạnh công nghệ số”, Nhân tài Đất Việt 2018 sẽ khuyến khích các sản phẩm Công nghệ thông tin bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng thành công, hiệu quả công nghệ mới, như Trí tuệ nhân tạo, Internet of things, Big data…. trong đó đặc biệt khuyến khích những sản phẩm đến từ các doanh nghiệp khởi nghiệp. Với chủ đề mới, Hệ thống giải Nhân tài Đất Việt 2018 trong lĩnh vực CNTT có thêm hệ thống giải mới: Sản phẩm số triển vọng.

Chúng tôi tin tưởng với cộng đồng yêu thích CNTT luôn hiểu và đón đầu nhanh nhất những xu thế mới, bởi vậy chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều sản phẩm số triển vọng dự thi có chất lượng cao và được vinh danh tại Lễ trao Giải năm nay.

Đặng Thái Bình – Nữ 26 tuổi

Thưa ông Long, đã có kinh nghiệm chấm giải trong nhiều năm, ông có thể chia sẻ giúp tại sao trong nhiều năm qua, rất nhiều bạn nói rằng sản phẩm của họ rất hay nhưng không qua được vòng chấm sơ khảo, vậy ông có bí quyết gì để các thí sinh có thể vượt qua các vòng thi, giành giải cao Nhân tài Đất Việt?

Ông Nguyễn Long :

Cảm ơn bạn. Đây là câu hỏi mà chúng tôi thường gặp. Có một vài kinh nghiệm khi mình chấm các sản phẩm dự thi đó là: Các sản phẩm chưa có tính mới, hàm lượng công nghệ thấp. Nhiều sản phẩm copy ý tưởng của các hướng công nghệ mới nhưng chưa hoàn thiện hoặc không có định hướng phát triển tại Việt Nam.

Có thể sản phẩm của bạn tốt nhưng trong một năm thi đã có những sản phẩm tương tự cùng thi và có chất lượng tốt hơn. Bạn nên cân nhắc theo ý tưởng phát triển sản phẩm và cố gắng hoàn thiện và định hướng ứng dụng hoặc thương mại.

Như Phúc – Nam 26 tuổi

Xin gửi ông Mã Hoàng Hải: Với giải Nhì tại NTĐV 2017, sau 1 năm uy cty của ông đã có những thành tựu gì? việc có tên trong danh sách các cty khởi nghiệp được ghi nhận có mang lại những thuận lợi và khó khăn gì?

Ông Mã Hoàng Hải:

Rada đến với cuộc thi Nhân tài đất Việt khá tình cờ, nhưng quá trình tham gia cuộc thi và đoạt giải đã gặp nhiều bất ngờ và gặt hái nhiều trải nghiệm thú vị. Rada đánh giá giải thưởng này là sự ghi nhận của cộng đồng, ban giảm khảo và ở khía cạnh nào đó là cả thị trường đối với các sản phẩm, ý tưởng mà Rada đang triển khai.

Về thành tưu, thứ nhất, thông qua cuộc thi, sản phẩm của Rada đã đến với cộng đồng ở cả hai mặt: người sử dụng và đối tác. Về người sử dụng, hiện Rada đã hiện diện ở 5 tỉnh/thành, tăng lên gấp 5 so với trước khi dự thi. Về đối tác, cho đến nay Rada đã làm việc với không dưới 10 doanh nghiệp lớn trong nước Khí gas miền Bắc của Petro Vietnam, Austdoor, Karofi… Tất cả đều muốn hợp tác với Rada để thay đổi, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, gia tăng năng suất, phù hợp với trào lưu chuyển đổi số (digital transformation).

Tất cả các yếu tố như ý tưởng, sự hợp tác… cùng với việc tham gia và giành giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã giúp chúng tôi đưa mô hình nền tảng/kinh tế chia sẻ (sharing economy) vào mô hình kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường.

Lời khuyên của Rada với các bạn đang làm startup là hãy tận dụng cơ hội tham gia các cuộc thi như Nhân tài đất Việt để sản phẩm đến đc với công đồng người Việt

Mai Trang – Nữ 45 tuổi

Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực y tế bao năm qua chỉ có 1-2 công trình được vinh danh. Tôi không nghĩ là nghiên cứu thành công trong lĩnh vực này lại hiếm đến như vậy!

Ông Nguyễn Đình Anh:

Trong lĩnh vực y dược, đã có rất nhiều cá nhân, tập thể có đề tài, sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng rộng rãi, hiệu quả phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Tuy nhiên, do cơ cấu của Ban tổ chức mỗi năm chỉ có 1- 2 giải thưởng dành cho lĩnh vực y dược, nên Hội đồng khoa học Bộ Y tế đã làm việc khách quan, minh bạch, đánh giá ở nhiều khía cạnh để lựa chọn ra công trình xuất sắc nhất.

Ninh Thị Huyền – Nữ 24 tuổi

Công ty tôi là công ty khởi nghiệp về công nghệ, sản phẩm học tiếng anh ngay tại nhà cho học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5. Sản phẩm đã nghiên cứu và phát triển được 1 năm, bước đầu đưa ra để khách hàng thử nghiệm và dùng sản phẩm được 2 tháng, phản hồi từ phụ huynh học sinh và các bạn nhỏ là khá tốt. Khách hàng là người có con trong độ tuổi tiểu học cũng tìm hiểu và biết đến công ty. Nền tẳng công nghệ nhận diện giọng nói giúp học sinh luyện phát âm và giao tiếp ngay tại nhà, bài giảng được hướng dẫn bởi giáo viên bản ngữ. Mục tiêu của chúng tôi là mang cơ hội học tập anh ngữ với phương pháp như ở trường quốc tế đến với giáo viên tiểu học trên mọi miền tổ quốc, giảm thiểu chênh lệch giáo dục giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện cho học sinh ở mọi hoàn cảnh, khu vực đều được học tập 1 cách bài bản. Như vậy, sản phẩm học tập của công ty chúng tôi có đủ điều kiện để đăng kí tham gia dự thi giải thưởng Nhân tài đất Việt 2018 lĩnh vực công nghệ hay không?

Ông Nguyễn Long :

Điều kiện để được dự thi Giải thưởng NTĐV đa được đăng tải công khai trên trang nhantaidatviet.vnpt.vn . Chính vì thế nếu bạn tự tin thì gửi sản phẩm đăng ký dự thi.

Tuy nhiên, đối với sản phẩm dạy học Tiếng Anh thì hàng năm đăng ký dự thi Giải thưởng NTĐV rất nhiều và nhiều sản phẩm rất thành công. Chính vì thế bạn cần cân nhắc bởi sản phẩm có đột phá hơn không. Được đánh giá tốt hay không còn phụ thuộc vào người dùng tiếp nhận và được Hội đồng đánh giá.

Minh Trần – Nam 45 tuổi

Ông đánh giá thế nào về đóng góp của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực Y dược đối với lĩnh vực Y dược hiện nay?

Ông Nguyễn Đình Anh:

Những công trình, sản phẩm đã được nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực y dược thời gian qua đều được ứng dụng rộng rãi trong y học, mang lại hiệu quả cao phục vụ công tác khám chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học không những ứng dụng trong nước mà còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Nhiều bác sĩ, chuyên gia quốc tế đã đến Việt Nam đến học hỏi các kỹ thuật này, cũng như các cá nhân được giải thưởng đã được mời đến các nước để chuyển giao kỹ thuật này.
Các công trình này không chỉ mang lại hiệu quả điều trị, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ người dân mà còn mang lại lợi ích về kinh tế, giúp người bệnh có cơ hội tiếp cận kỹ thuật cao với chi phí thấp.

Hùng Phạm – Nam 25 tuổi

Chào Phó ban tổ chức Tuấn Anh, cho hỏi báo Dân trí có kế hoạch truyền thông gì cho các đội tham gia. Tôi từng tham gia nhưng chỉ đi tới vòng 2. Nhưng dường như báo chí chỉ quan tâm tới đội thắng cuộc, còn các đội sớm dừng chân thì gần như bị bỏ rơi, trong khi Dân trí là tờ báo lớn về truyền thông thì có vẻ không làm tốt vai trò này. Anh có nghĩ về vấn đề này?

Ông Phạm Tuấn Anh:

Báo Dân trí luôn sẵn sàng và tích cực hỗ trợ truyền thông cho tất cả các nhóm tác giả, tác giả tham dự Giải thưởng. Từ nhiều năm nay, có nhiều sản phẩm không đoạt giải thưởng Nhân tài Đất Việt nhưng vẫn dựa vào giải thưởng làm bệ phóng để đi tới thành công. Tôi ví dụ sản phẩm Websosanh, chỉ lọt vào vòng chung khảo nhưng sản phẩm này đã gọi vốn thành công nhờ tác giả biết tận dụng những kinh nghiệm được giám khảo chia sẻ.

Việc truyền thông còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giá trị thực chất của sản phẩm, sự chủ động trao đổi chia sẻ giá trị và thông tin của chính tác giả. Nếu tác giả im lặng không có hoạt động gì thì báo chí, truyền thông không thể biết để hỗ trợ. Các tác giả, nhóm tác giả nên chủ động trong việc tìm và cung cấp thông tin cho báo chí, chứ không thụ động ngồi đợi chờ.

Hoàng Hải Khanh – Nữ 37 tuổi

Câu hỏi cho ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng, Bộ Y tế: Tôi được biết ngành Y có rất nhiều công trình nghiên cứu của các bác sĩ, giáo sư có tính ứng dụng cao. Bộ Y tế có phát động phong trào trong ngành để các bác sĩ gửi đề tài dự thi để vừa là động lực khuyến khích các bác sĩ, vừa để truyền thông đến người dân về thành tựu y học nước nhà hay không?

Ông Nguyễn Đình Anh:

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực y dược do Ban tổ chức phát động hàng năm. Trên cơ sở đó, ngành y tế có thông báo rộng rãi đến các đơn vị để cá nhân, tập thể chủ động đăng kí tại Hội đồng cơ sở và hoàn thiện hồ sơ để gửi tham dự.
Hàng năm, Bộ Y tế đều có hướng dẫn về công tác thi đua khen thưởng để các đơn vị tổ chức thực hiện. Các công trình nghiên cứu khoa học đều là những tiêu chí quan trọng không chỉ với giải thưởng Nhân tài Đất Việt, mà là tiêu chí quan trọng để xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác.
Các đơn vị căn cứ vào các tiêu chuẩn thi đua khen thưởng để phát động phong trào thi đua tại cơ sở để khuyến khích cá nhân, tập thể có các sáng kiến, đề tài tham gia.

Tạ Việt Tôn – Nam 32 tuổi

Để nộp hồ sơ tham dự giải thưởng trong lĩnh vực Y dược thì tôi được hướng dẫn liên hệ Bộ Y tế, xin ông cho biết tôi có thể liên hệ trực tiếp với ai, nếu được xin ông có thể cung cấp thêm số điện thoại liên lạc?

Ông Nguyễn Đình Anh:

Bạn có thể liên lạc trực tiếp đến Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Y tế (Vụ Truyền thông và thi đua, khen thưởng. Điện thoại: 024.62732397)Tạ Việt Tôn – Giới tính: Nam – Tuổi: 32 – 22/08/2018 07:34:01

Trần Tuyết Minh – Nữ 42 tuổi

Tôi thấy trong lĩnh vực y tế có rất ít đề cử và các đề cử đó là luôn có giải thưởng luôn, vậy phải chăng do lĩnh vực này thiếu các nghiên cứu quy mô hay do tiêu chí giải thưởng quá chặt chẽ?

Ông Nguyễn Đình Anh:

Hàng năm, sau khi Ban tổ chức Nhân tài Đất Việt phát động cuộc thi, Bộ Y tế đều có văn bản thông báo rộng rãi đến tất cả các đơn vị trực thuộc. Sau khi có các đề xuất gửi về từ Hội đồng cơ sở, Bộ Y tế sẽ thành lập Hội đồng khoa học để đánh giá các sản phẩm, công trình này và lựa chọn ra công trình xuất sắc nhất để gửi đến Ban tổ chức xem xét quyết định.
Tuỳ theo từng năm, hồ sơ gửi tham gia có thể nhiều hoặc ít do các cá nhân hoặc tập thể đăng kí. Hội đồng khoa học của Bộ Y tế chỉ lựa chọn 1 hoặc 2 hồ sơ xuất sắc nhất gửi đến Ban tổ chức xem xét quyết định.

John Trần – Nam 35 tuổi

Giải thưởng trong lĩnh vực Y dược dành cho cá nhân tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực này, nếu tôi không hoạt động trong các bệnh viện nhà nước thì có được tham dự hay không? Nếu tôi là người Việt Nam ở nước ngoài có được gửi công trình tham dự?

Ông Nguyễn Đình Anh:

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt lĩnh vực y dược khuyến khích tất cả cá nhân, tập thể trong và ngoài nước tham gia. Bộ Y tế là cơ quan thường trực xét tặng giải thưởng về lĩnh vực này sẽ thành lập Hội đồng khoa học để xét duyệt các hồ sơ về sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y dược trên cơ sở báo cáo đề xuất từ các đơn vị cơ sở.
Ví dụ, như hồ sơ của trường Đại học Y dược Huế (thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo), Bộ Y tế sẽ xem xét, đánh giá công trình này sau khi Bộ Giáo dục – Đào tạo đề xuất. Hội đồng Y tế của Bộ Y tế chỉ xem xét, đánh giá hiệu quả sản phẩm, công trình.
Còn với thủ tục tham dự, cá nhân người nước ngoài sẽ theo quy định chung của Ban tổ chức cuộc thi Nhân tài Đất Việt.

Nguyễn Văn Linh – Nam 38 tuổi

Xin ông cho biết tiêu chí tham dự Nhân tài đất Việt trong lĩnh vực y tế? Bởi tôi không thấy có bất kỳ hoạt động nào liên quan đến chấm giải mà chỉ công bố giải?

Ông Nguyễn Đình Anh:

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt do báo Dân trí tổ chức hàng năm với sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các bộ ngành, nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân có những sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống nhân dân.
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực y dược cũng đã được nhiều tập thể, cá nhân quan tâm và tham gia.
Cũng giống như các lĩnh vực khác, tiêu chí để xét chọn giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực bao gồm:
Tính hiệu quả: Khuyến khích các sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng trong điều trị, khám chữa bệnh, dự phòng… mang lại những lợi ích về kinh tế xã hội cũng như hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Tính ứng dụng: Khuyến khích các công trình nghiên cứu, sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y dược học.
Tính sáng tạo và khoa học: Những sản phẩm, công trình nghiên cứu trong lĩnh vực y dược áp dụng những tiến bộ khoa học mới trên thế giới, lần đầu tiên được ứng dụng.

Kiến Huy – Nam 38 tuổi

Ông Nguyễn Văn Tấn – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền thông VNPT-Media: VNPT cam kết chia sẻ tài nguyên của Tập đoàn và hỗ trợ các thí sinh phát triển sản phẩm. Vậy những tài nguyên được VNPT chia sẻ đó là gì? Trước đây VNPT đã từng chia sẻ tài nguyên này chưa và có thể đưa ra ví dụ cụ thể?

Ông Nguyễn Văn Tấn :

Có thể nói, với hơn 70 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn VNPT đang sở hữu rất nhiều các tài nguyên để có thể hợp tác, hỗ trợ các thí sinh tham gia NTĐV nói riêng và các cộng đồng startup nói chung.

Cụ thể, việc quang hoá, số hoá mạng lưới và công nghệ điều khiển thông minh đã tạo ra một mạng lưới kết nối băng thông siêu rộng cho cả mạng cố định và mạng di động. Đây là điều kiện rất quan trọng để các dịch vụ chất lượng cao, có tính chất phức tạp được triển khai nhanh chóng. VNPT cũng có thể hợp tác về dữ liệu lớn và phân tích Bigdata, AI, VR, cung cấp miễn phí một phần tài nguyên IDC (lưu trữ điện toán đám mây), cung cấp các hàm kết nối chuẩn (API) để các nhà phát triển dịch vụ có thể kết nối nhanh chóng và phát triển dịch vụ… VNPT hiện có khoảng 25 triệu khách hàng sử dụng dch vụ cố định băng rộng và di động (3G, 4G).

Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các sản phẩm đóng gói của các nhóm tham gia Giải thưởng có thể cung cấp một cách nhanh chóng đến tập khách hàng của VNPT. Bên cạnh đó, VNPT cũng có rất nhiều các khách hàng là các cơ quan tổ chức, DN. Thông qua đó, các sản phẩm có quy mô lớn có thể triển khai tới các đơn vị thông qua mối quan hệ hợp tác của VNPT.

Huy Long, 30 tuổi: Xin ông Phạm Tuấn Anh cho biết tiêu chí để trao Giải thưởng Khyến tài như thế nào?

Ông Phạm Tuấn Anh:

Chào bạn. Theo thông tin từ Hội Khuyến học, khi đánh giá các đề án sáng chế, hội đồng khen thưởng đưa ra 5 tiêu chuẩn và 10 tiêu chí để xét Giải của Đề án sáng chế. Cụ thể như sau:

– Tiêu chuẩn 1 (30 điểm): Về giá trị khoa học – công nghệ (Có 03 tiêu chí, mỗi tiêu chí 10 điểm).

– Tiêu chuẩn 2 (20 điểm): Về hiệu quả kinh tế (Có 02 tiêu chí, mỗi tiêu chí 10 điểm).

– Tiêu chuẩn 3 (10 điểm): Về hiệu quả xã hội (Có 01 tiêu chí – 10 điểm).

– Tiêu chuẩn 4 (10 điểm): Về hiệu quả môi trường  (Có 03 tiêu chí,  10 điểm).

– Tiêu chuẩn 5 (30 điểm): Về hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn sản xuất (Có 03 tiêu chí, mỗi tiêu chí 10 điểm).

Tổng số điểm tối đa của 5 tiêu chuẩn đạt đủ 10 tiêu chí là 100 điểm. Đề án sáng chế phải đạt 90 điểm trở lên mới được chọn đi khảo sát, để xem xét Giải.

Phạm Tân – Nam 35 tuổi

Thưa ông Phạm Tuấn Anh, hiện nay Ban tổ chức đã nhận được bao nhiêu sản phẩm, công trình gửi về tham dự Giải thưởng (về khuyến tài của khuyến học). Ông có thể tiết lộ lĩnh vực này năm nay có bao nhiêu công trình sẽ được tôn vinh trao Giải?

Ông Phạm Tuấn Anh:

Theo thông tin chúng tôi nắm được, hiện nay Hội Khuyến học đã nhận được 6 Đề án sáng chế gửi về tham dự Giải thưởng (của lĩnh vực Khuyến tài – Khuyến học). Cả 6 Đề án đều đạt từ 90 điểm trở lên, đồng nghĩa với việc cả 6 Đề án sáng chế đều có cơ hội đoạt giải năm nay. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có kết quả cuối cùng.

Trần Tuấn Mạnh – Nam 25 tuổi

Câu hỏi nhóm Rada: Lựa chọn một mô hình kinh doanh còn khá mới tại Việt Nam, khi khởi đầu, nhóm đã gặp những khó khăn gì?

Ông Mã Hoàng Hải:

Thứ nhất là chúng tôi phải xác định được bài toán thực sự của người dùng Việt Nam, bởi mô hình và ý tưởng của thế giới thì có nhiều rồi.

Thứ hai là phải tìm được mô hình phù hợp, với ý tưởng, đối tác, tài chính…

Thứ ba là khi làm sản phẩm dịch vụ mới, mình phải thực thi, vận hành, giám sát, lắng nghe phản hồi của thị trường, điều chỉnh, bởi sản phẩm thường không được dễ dàng chấp nhận ngay từ lần đầu tiên. Việc này đòi hỏi 100% năng lượng của nhóm, để mang lại cho khách hàng Việt Nam giải pháp thực sự có giá trị, giải quyết đc các vấn đề của họ trong cuộc sống. Nó đòi hỏi những người sáng lập phải hiểu bài toán giải quyết cho người dùng, chính mình phải trải nghiệm. Đây cũng là một chỉ dấu quan trọng của startup.

Ở Việt Nam, người ta hay nghĩ cái gì mới lạ thì sẽ khó tiếp cận thị trường, nhưng ngày nay điều đó không còn đúng; nếu sản phẩm, dịch vụ mới lạ nhưng đánh đúng nhu cầu thì rất thành công; thời đại số là như vậy. Hạ tầng, công nghệ giúp việc lan tỏa rất nhanh. Vì thế, việc quan trọng nhất là bạn hiểu được khách hàng của mình và mang lại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó. Và điều quan trọng là phải áp dụng mô hình mới, chứ mô hình truyền thống, cũ thì dễ thất bại.

Travis Kalanick thành lập Uber khi chẳng có kinh nghiệm gì về bước chân vào lĩnh vực vận tải; hay 3 nhà sáng lập AirBnB, theo cảm nhận của cá nhân tôi thì họ dường như hành trang lớn nhất của họ là niềm tin có thể mang lại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khó khăn khi khởi nghiệp thì chắc chắn có, nhưng mỗi lần tìm được giải pháp vượt qua khó khăn chính là một lần thành công. Và điều quan trọng là bạn giữ vững niềm tin và ý chí.

Bảo Châu – Nam 25 tuổi

Chú Long cho biết làm thế nào để có thể trở thành một “nhân tài Đất Việt” trong lĩnh vực CNTT? Trước một hội đồng giám khảo đều là những chuyên gia đầu ngành, làm thế nào để thí sinh không bị “run”, có thể tự tin bảo vệ sản phẩm của mình?

Ông Nguyễn Long :

-Kỹ năng và sáng tạo là điều kiện cần để bạn có thể thực hiện ước mơ NTĐV. Tuy nhiên, điều kiện đủ là phải có khát vọng và đam mê. Cả hai điều này là chưa đủ. Bạn cần rèn luyện thêm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hoàn thiện sản phẩm và kỹ năng đưa sản phẩm vào cuộc sống (thượng mại hóa sản phẩm).

Điều cuối cùng, các bạn phải có ý tưởng khác biệt cho sản phẩm và sáng tạo nó bằng công nghệ mới nhất.

-Chúc mừng nếu bạn được vào vòng chung khảo. Khi bạn được Hội đồng chú ý (hỏi nhiều), mong bạn “không run” tự tin đối thoại với Hội đồng. Đấy là một yếu tố quan trọng để bạn thành công.

Qua những đối thoại với các chuyên gia hàng đầu, chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều điều bổ ích để hoàn thiện sản phẩm của mình. Điều đó, nhiều khi còn lớn hơn việc bạn được giải hay không được giải.

Qua nhiều năm, rất nhiều sản phẩm tuy chưa đoạt giải cao nhưng đã đạt được những thành công nhất định. Một vài sản phẩm như Websosanh; VP9, Vexere… tuy chưa được giải cao nhưng đã có thương hiệu trên thị trường.

Lê Thanh Tùng – Nam 37 tuổi

Kính thưa ông Phạm Tuấn Anh, xin ông Tuấn Anh cho biết những tác động tích cực của Giải thưởng Nhân tài đất Việt nói chung và Giải thưởng “Khuyến học – tự học thành tài” đối với phong trào khuyến học tại Việt Nam hiện nay.

Ông Phạm Tuấn Anh:

Theo đánh giá của Hội Khuyến học, 5 lĩnh vực hiện nay của Giải thưởng Nhân tài đất Việt gồm Công nghệ thông tin, Khoa học công nghệ, Y dược, Môi trường, và Khuyến học, tự học thành tài đã giúp Giải thưởng đáp ứng rất tốt với phong trào thi đua học tập thường xuyên, học tập suốt đời mà Hội Khuyến học Việt Nam đang phát động.

Hoạt động đó cũng thể hiện truyền thống của dân tộc ta đã có từ ngàn xưa “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, và cũng là để học tập quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục người lớn và noi gương học tập suốt đời của Người. Với tinh thần chung “Xây dựng nước, lấy sự học làm đầu; khuyến học, khuyến tài để ngày mai khởi nghiệp”.

Đối với Giải khuyến tài, Tự học thành tài thì đây là một giải pháp để khuyến khích động viên phong trào thi đua trong lĩnh vực học tập của người lao động để phát triển tài năng “Tự học thành tài của họ”.

Hoàng Văn Linh – Nam 20 tuổi

Trở thành startup ở tuổi U40, theo nhóm, đâu là thuận lợi và khó khăn? Với một sinh viên công nghệ, muốn trở thành startup, cần những điều kiện gì?

Ông Mã Hoàng Hải:

Trong lĩnh vực startup, theo mình, tuổi tác không phải là vấn đề quá quan trọng, tuổi nào cũng có thể bắt đầu. Theo thống kê, thậm chí độ tuổi 33-48 khởi nghiệp còn có lợi thế. 95% các startup thất bại, chỉ có 5% thành công, nhưng trong 5% đó, 75% là trong độ tuổi 33-48.

Về khó khăn, giống như các startup nói chung, khó khăn trước tiên là sản phẩm có được thị trường chấp nhận không. Thứ hai là tài chính có đủ để triển khai các sản phẩm, ý tưởng mong muốn ra thị trường hay không. Thứ 3 là nhân sự, cần thu hút được những người có tâm huyết và tài năng tham gia startup.

Về thuận lợi, thứ nhất, độ tuổi này chúng tôi không còn ảo tưởng và viển vông mà đã có những kinh nghiệm và trải nghiệm nhất định. Bên cạnh vấn đề công nghệ thì những kỹ năng và kinh nghiệm về quản trị, điều hành, phát triển đối tác cũng rất quan trọng. Thứ hai là ở độ tuổi này, mạng lưới quan hệ xã hội đã đủ rộng để phối hợp nguồn lực để triển khai công việc một cách hiệu quả. Thứ ba là khả năng xử lý các vấn đề mang tính sức ép hoặc khó khăn đến với doanh nghiệp, thì tâm lý chấp nhận thất bại tốt hơn.

Chính vì những lý do trên, mình nghĩ 33-48 là độ tuổi thích hợp. Lấy ví dụ, ông Travis Kalanick đã sáng lập Uber ở độ tuổi 40, sau khi đã thất bại với một vài startup trước đó.

Về về thứ hai của câu hỏi của bạn, mình nghĩ bạn nên tham gia các sự kiện, các khóa đào tạo về startup để hiểu rõ việc khởi nghiệp, cách xây dựng startup. Công nghệ là một phần rất quan trọng nhưng không phải tất cả; bạn còn còn cần team hỗ trợ lẫn nhau để xây dựng, cần những người am hiểu về thị trường, các kỹ năng tiếp thị, cả những kỹ năng bán hàng… Nếu bạn đã có những yếu tố này thì có thể bắt đầu, nếu không có thể tìm kiếm đối tác.

Ý tưởng chưa chiếm đến 1% sự thành công của startup, thực thi mới là việc khó, nên cần sự hợp sức của một đội. Bạn là sinh viên công nghệ thì có thể nghĩ đến chuyện đi phượt để hiểu hơn về khởi nghiệp. Khi muốn đi phượt, đầu tiên là đi đâu, lập team như thế nào, lựa chọn cung đường ra sao… Câu chuyện startup cũng tương tự như vậy, bởi trong hành trình đó có đầy đủ sự mạo hiểm, chia sẻ, thách thức, niềm vui và cả những trả giá. Nếu có sự chuẩn bị tốt và team tốt thì chuyến đi sẽ có những thu hoạch tốt, có những tải nghiệm tốt.

Chúc bạn tìm được ý tưởng tốt và những cộng sự phù hợp để khởi nghiệp! Và khi cần, bạn có thể tìm đế Rada với tư cách là người đi trước để cùng chia sẻ những khó khăn.

Thuỳ Linh – Nữ 32 tuổi

1. Xin hỏi ông Nguyễn Văn Tấn: Sau các cuộc thi Nhân Tài đất Việt, Tập đoàn Bưu chính Việt Nam có tuyển dụng nhân sự hoặc sử dụng các sản phẩm đã đoạt giải thưởng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị hay không thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Tấn :
Không chỉ năm nay, trong 13 năm qua, VNPT luôn luôn chào đón các sản phẩm tham gia NTĐV hợp tác với VNPT để triển khai các sản phẩm trên mạng lưới và khách hàng của VNPT (nếu sản phẩm, dịch vụ là phù hợp với linh vực kinh doanh của Tập đoàn).Bên cạnh đó, chúng tôi luôn luôn mong muốn thu hút những nhân tài, những người có khả năng phát triển các sản phẩm để làm việc hoặc hợp tác cùng Tập đoàn và các đơn vị thành viên của Tập đoàn. Đặc biệt, trong lĩnh vực CNTT, Tập đoàn liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng để phát triển các sản phẩm của Tập đoàn.

Điển hình như là đơn vị thành viên của chúng tôi là VNPT-Vinaphone hiện đang phối hợp hợp tác với sản phẩm SMCC của tác giả đạt Nhất của Giải thưởng NTĐV 2016 là Lê Công Thành. SMCC là hệ thống phân tích ngữ nghĩa và quản trị tương tác mạng xã hội.

Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm, giải pháp đạt giải NTĐV được VNPT đưa vào sử dụng một cách hiệu quả, như sản phẩm “Mạng giáo dục Việt Nam – vnEdu” – Giải khuyến khích năm 2014. Tới thời điểm hiện tại, phần mềm quản lý nhà trường vnEdu đang được VNPT triển khai tại 12.000 trường trên cả nước, cung cấp khoảng 5 triệu sổ liên lạc điện tử cho phụ huynh học sinh…

Lê Minh Tùng – Nam 35 tuổi

Thưa ông Phạm Tuấn Anh, Giải thưởng Khuyến tài có giới hạn độ tuổi? Giải thưởng này hướng tới đối tượng mục tiêu là ai? Để tham gia Giải thưởng cần nộp hồ sơ ở đâu?

Ông Phạm Tuấn Anh:

– Giải thưởng Khuyến tài không có giới hạn về độ tuổi. Đối tượng mục tiêu là người lao động, tự học thành tài, là hội viên Hội Khuyến học Việt Nam, qua thực tiễn lao động sản xuất, tự học, tự nghiên cứu, có được phát minh, sáng chế. Hồ sơ bạn gửi về Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của Hội Khuyến học các tỉnh, thành phố.

Việt Phạm – Nam 45 tuổi

Tôi được biết nhiều sản phẩm được giải Nhân tài Đất Việt đã vươn tầm thế giới, Xin BTC có thể liệt kê một vài ví dụ tiêu biểu?

Ông Phạm Tuấn Anh:

Chào bạn, đúng là có rất nhiều công trình đi ra từ Nhân tài Đất Việt đã vươn tầm thế giới. BTC chưa có thống kê chi tiết, tôi chỉ nêu một số ví dụ điển hình:

– Năm 2013, chưa đầy 12 tiếng sau thời điểm diễn ra Lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2013, nhóm đoạt giải Nhất Centech báo tin Công ty đã được vinh danh trong danh sách Top 100 doanh nghiệp công nghệ tiêu biểu toàn cầu 2013 do tạp chí CNTT Red Herring của Mỹ bình chọn.

– Ứng dụng quản lý tài chính Money Lover – giải Nhất NTĐV 2014 hạng mục Ứng dụng di động xuất sắc nhất.

Đây là ứng dụng giúp các cá nhân, quản lý tài chính cho nhóm và cá nhân. Với công nghệ hiện đại và giao diện người dùng thân thiện. Sản phẩm này cũng đã được vinh danh là Startup đột phá của năm tại lễ trao giải Rice Bowl Startup Awards (RBSA) 2016. Hiện tại, Money Lover đang tiếp tục giới thiệu nhiều tính năng mới, trong đó nổi bật là tính năng liên kết tài khoản ngân hàng và một số dịch vụ mua sắm online.

Tháng 12/2017 vừa qua, Money Lover đã được Google đưa vào danh sách những ứng dụng tốt nhất năm 2017 trên kho ứng dụng Google Play dành cho nền tảng Android của hãng.

– Ứng dụng dạy học ngôn ngữ cho trẻ em Monkey Junior, sản phẩm đạt giải nhất Nhân tài Đất Việt 2016, cũng đã đạt được giải Nhất tại cuộc thi Sáng kiến toàn cầu GIST Tech-I 2016. Tháng 12/2017, Monkey Junior đã chính thức trở thành đại diện duy nhất đến từ Việt Nam đón nhận gói hỗ trợ khởi nghiệp của Google trị giá 100.000 USD. Ngoài số tiền 100.000 USD để hỗ trợ kỹ thuật và cơ sở hạ tầng mạng, Google cũng đài thọ toàn bộ chi phí cho 2 tuần đào tạo tập trung tại thung lũng Sillicon.

Và còn rất rất nhiều sản phẩm, ứng dụng khác.

Hoàng Thành – Nam 29 tuổi

Xin hỏi ông Nguyễn Long: Là một trong những giám khảo lâu năm của một trong những giải thưởng số 1 tại Việt Nam về ICT hiện giờ. Ông có tự hào về điều đó? Ông có gặp phải “sức ép” nào khi làm giám khảo hay không?

Ông Nguyễn Long :

Thực ra đối với tôi sức ép là chính. Trong một cuộc thi lớn như NTĐV có rất nhiều tài năng tham gia, sản phẩm rất đa dạng từ mới đến làm mới những cái cũ, công nghệ cập nhật thường xuyên theo từng năm. Có những sản phẩm đưa vào những công nghệ mới nhất mà ngay cả ở Việt Nam cũng chưa có. Nhiều chuyên gia giỏi cũng trực tiếp tham gia, đây là một trong những thách thức lớn đối với Hội động Giám khảo. Ví dụ, những năm đầu tiên có cả những người thầy cũng đăng ký tham gia sản phẩm tiềm năng, thậm chí có cả startup nổi tiếng hiện nay đã từng tham gia Giải thưởng NTĐV. Điều quan trọng, tập thể Hội đồng giám khảo là những chuyên gia đa hướng, đa ngành đã cố gắng công tâm nhất để lựa chọn những sản phẩm vào Chung khảo và đoạt giải.

Niềm tự hào của chúng tôi là 13 năm qua cũng chưa gặp những sai sót lớn trong quá trình đánh giá các sản phẩm dự thi NTĐV.

Nguyễn Khoa – Nam 19 tuổi

Chào anh Tuấn Anh, em là sinh viên năm 2 ngành công nghệ thông tin. Em chú ý tới giải thưởng bởi phần thưởng rất giá trị. Tuy nhiên cho em hỏi, nếu giành giải thưởng (thứ hạng khuyến khích trở lên), em có được cộng điểm thi đua ở trường không? Bởi đi từ vòng loại tới chung kết cần rất nhiều thời gian, ảnh hưởng khá nhiều tới việc học. Em cảm ơn

Ông Phạm Tuấn Anh:

Chào bạn, việc cộng điểm tuỳ thuộc vào mỗi trường, hiện Bộ giáo dục & Đào tạo không có chính sách cộng điểm cho người có giải thưởng NTĐV.

Tuy nhiên, cái lợi lớn nhất của việc tham gia và đặc biệt đoạt được giải thưởng, là kinh nghiệm thực tế cũng như bệ phóng để bạn tiếp tục phát triển trong tương lai. Đi ra từ giải thưởng có rất nhiều người đã thành công, bạn có thể đọc thêm để nắm chi tiết hơn trên chuyên mục Nhân tài Đất Việt của báo Dân trí: http://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhan-tai-dat-viet.htm

Minh Hoàng – Nam 21 tuổi

Xin hỏi ban tổ chức đã bao giờ thống kê xem có bao nhiêu sản phẩm sau khi đạt giải Nhân tài Đất Việt đã được áp dụng thành công ngoài thực tế?

Ông Phạm Tuấn Anh:

Qua 13 mùa Giải thưởng, đã có rất nhiều thí sinh, nhóm thí sinh sau khi tham dự NTĐV đã tận dụng được bệ phóng của Giải thưởng để đi đến thành công. Chúng tôi chưa thống kê cụ thể có bao nhiêu sản phẩm đã được áp dụng thành công vì con số rất nhiều. Tuy nhiên có thể liệt kê một số sản phẩm, giải pháp tiêu biểu như: “Giải pháp học trực tuyến và thi trực tuyến của AI Việt Nam ứng dụng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo” đã đạt Giải Nhất Giải thưởng NTĐV năm 2007. Sau khi giành giải cao, AI Việt Nam liên tục gặt hái được thành công như đã ký hợp tác với hàng chục đối tác là các Bộ ngành, tập đoàn kinh tế lớn về cung cấp giải pháp đào tạo trực tuyến.

Sản phẩm “Mạng giáo dục Việt Nam- VNEDU” đạt giải khuyến khích Giải thưởng NTĐV 2014 hoặc sản phẩm “Bộ sản phẩm ứng dụng công nghệ hạ tầng khóa công khai trên nền tảng di động (MOBILE PKI) đạt giải nhì của Giải thưởng NTĐV 2014 trong lĩnh vực ứng dụng đi dộng, các sản phẩm này đã đi vào thực tiễn và giúp cho việc ứng dụng trong giáo dục cũng như tối ưu hóa các tính năng và ứng dụng trên di động qua đó giúp việc chứng thực số dễ dàng trên các thiết bị di động.

Năm 2014, websosanh.vn chỉ lọt vào top 18 sản phẩm chung khảo của NTĐV. Thế nhưng nhờ biết tận dụng các cơ hội từ “bệ phóng” giải thưởng Nhân tài Đất Việt, sản phẩm đã đạt được những thành công rất ấn tượng. Ngay từ cuối năm 2015, Websosanh.vn đã nhận được sự đầu tư của Yello Shopping Media Group (một công ty thuộc tập đoàn Yello Mobile của Hàn Quốc) với số tiền hàng triệu USD.

Sản phẩm Bizweb của Công ty CP Công nghệ DKT đã có bước tiến dài kể từ khi đoạt giải ba NTĐV 2013 với sản phẩm Giải pháp phần mềm bán hàng online trên nền tảng điện toán đám mây Bizweb. Công ty đã mở rộng thị trường ra khu vực Đông Nam Á, đạt được những kết quả tích cực ở thị trường Indonesia và Philippines…

Ngoài ra còn rất rất nhiều sản phẩm, giải pháp thành công sau khi bước ra từ Giải thưởng.

Ái Phương – Nữ 20 tuổi

Thưa Ban Giám khảo và BTC, một bộ hồ sơ hoàn chỉnh được lọt vào vòng sơ khảo Nhân tài Đất Việt lĩnh vực CNTT cần đảm bảo những yếu tố gì?

Ông Nguyễn Long :

Bạn có thể xem quy chế, thông tin đăng ký, mẫu hồ sơ đã được Ban tổ chức đăng tải công khai trên trang nhantaidatviet.vnpt.vn

Tuy nhiên, chú ý khi bình chấm giải sẽ có hai vòng. Vòng sơ loại sẽ căn cứ theo hồ sơ vì vậy nên chú ý đặc biệt tới bản mô tả sản phẩm và hoàn chỉnh các yêu cầu khác theo hồ sơ đăng ký. Nếu sản phẩm được vào vòng chung khảo sẽ cần chuẩn bị thêm phần trình bày trực tiếp trước Hội đồng Chung khảo.

Phượng Mai – Nữ 26 tuổi

Xin hỏi đại diện VNPT, lý do VNPT là nhà tài trợ chính cho Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong suốt thời gian qua vì hiện nay có rất nhiều chương trình hay Giải thưởng có thể làm thương hiệu tốt hơn rất nhiều?

Ông Nguyễn Văn Tấn :

VNPT tham gia đồng hành ngay từ những ngày đầu của Giải thưởng với một quan điểm mong muốn tạo ra một sân chơi, một diễn đàn để các nhân tài đất Việt có một nơi để thể hiện những tài năng của mình. Cũng thông qua Giải thưởng này thì những tài năng đó sẽ nhanh chóng lan toả đến cộng đồng, và những sản phẩm đó sẽ nhanh chóng hiện thực hoá, giúp ích cho cộng đồng.

Về góc độ của DN, VNPT cũng mong muốn thể hiện vai trò của một tập đoàn chủ lực của nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin. VNPT không chỉ cung cấp các dịch vụ theo lĩnh vực của mình mà còn đóng góp những giá trị cho cộng đồng, trong đó Nhân tài Đất Việt là giải thương mang lại những đóng góp cho xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực khởi nghiệp, sáng tạo… và phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển Công nghiệp 4.0.

Nguyễn Tiến – Nam 30 tuổi

Xin hỏi ông Nguyễn Long – Chủ tịch Hội đồng Giám khảo lĩnh vực CNTT:Giải thưởng NTĐV là giải thưởng mang tầm trí tuệ Việt. Năm nay tiêu chí chấm giải có gì thay đổi so với kỳ trước không a? ban giám khảo có phân loại sản phẩm có tính ứng dụng cao với sản phẩm mang tính nghiên cứu để chấm hay đổ đồng như nhau?

Ông Nguyễn Long :

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Giải thưởng Nhân tài Đất Việt. Năm nay, NTĐV sẽ hướng tới các sản phẩm mang lại “Sức mạnh công nghệ số”, vì vậy các sản phẩm tham dự năm nay sẽ được đánh giá nhiều hơn về công nghệ số. Tiêu chí sẽ đánh giá một cách chi tiết hơn về tận dụng các công nghệ số theo xu hướng phát triển của công nghệ hiện nay.

Tham gia NTĐV có cả những sản phẩm mang tính ứng dụng và cả sản phẩm mang tính nghiên cứu nên không có sự phân biệt nhiều trong các nhóm sản phẩm này. Tuy nhiên, cơ hội vẫn nhiều hơn cho các sản phẩm mang tính ứng dụng cao, phổ cập và chắc chắn phải có hàm lượng công nghệ mới.

Nguyễn Đình Tùng – Nam 41 tuổi

Thưa BTC, với chủ đề mới: “Sức mạnh công nghệ số”, giải thưởng năm nay có những thay đổi như thế nào về định hướng cho các sản phẩm dự thi cũng như hệ thống giải, cơ cấu giải?

Ông Phạm Tuấn Anh:

Chào bạn!

Bạn và một số bạn đọc khác có câu hỏi chung ý, tôi xin trả lời chung. Bắt đầu từ năm 2017, với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Ban tổ chức đã quyết định dành riêng hệ thống giải thưởng trong lĩnh vực CNTT cho cộng đồng khởi nghiệp và tập trung vào các sản phẩm kết nối thông minh. Sự thay đổi này đã mang đến thành công và những kết quả hết sức khả quan của mùa giải năm trước.

Bước sang giai đoạn mới, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày một mạnh mẽ và quyết liệt, tác động trực tiếp đến mọi doanh nghiệp, tổ chức và toàn xã hội, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt cần có những bước chuyển biến đột phá phù hợp với xu thế phát triển công nghệ của thời đại, cũng như bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ.

Vì vậy, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 được khởi động từ ngày 23/4/2018, với chủ đề được lựa chọn: “Sức mạnh công nghệ số”.

Chủ đề “Sức mạnh công nghệ số”, Nhân tài Đất Việt 2018 sẽ khuyến khích các sản phẩm Công nghệ thông tin ứng dụng thành công, hiệu quả công nghệ mới, bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay, góp phần tạo ra những sản phẩm, ứng dụng thông minh phục vụ các lĩnh vực khác nhau trong đời sống, trong đó đặc biệt khuyến khích những sản phẩm đến từ các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Trong năm 2018, Ban tổ chức đã quyết định tăng gấp đôi giá trị của các hệ thống sản phẩm CNTT, cũng như các nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực Khoa học Công nghệ, Y dược, Môi trường, Khuyến tài.

Cụ thể, các thí sinh ở mỗi hệ thống sản phẩm sẽ có cơ hội nhận được 1 giải Nhất trị giá 200 triệu đồng (tăng gấp đôi so với năm ngoái), 1 giải Nhì trị giá 100 triệu đồng và 1 giải Ba trị giá 50 triệu đồng cùng phần thưởng của các đơn vị tài trợ.

Phạm Cường – Nam 35 tuổi

Xin BTC cho biết đối tượng được tham dự nhóm công trình Khoa học công nghệ là ai? Sinh viên có được tham gia?

Ông Phạm Tuấn Anh:

Chào bạn!

Trong lĩnh vực Khoa học công nghệ, các công trình mà Giải thưởng vinh danh được Hội đồng Khoa học của Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam Vifotec giới thiệu.

Các công trình này được tuyển lựa từ Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc do Quỹ Vifotec chủ trì. Hội thi này đã duy trì sang năm thứ 12, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy, cổ vũ sự sáng tạo, động lực nghiên cứu của giới khoa học trong cả nước, được Đảng, Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao.

Hội thi đã những nhà khoa học xuất sắc, có công trình nghiên cứu đem lại nhiều lợi ích cho xã hội trong lĩnh vực Khoa học công nghệ.

Như vậy trong lĩnh vực này giải thưởng được lấy từ kết quả từ Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực Khoa học công nghệ được trao tặng thường niên. Bạn là sinh viên có thể tìm hiểu Hội thi này và nộp hồ sơ dự thi nếu thấy phù hợp.

Cũng xin nói thêm, trong các lĩnh vực còn lại:  Lĩnh vực môi trường, BTC sẽ  nhận công trình được Bộ Tài nguyên Môi trường tuyển lựa chuyển sang; Lĩnh vực Y dược, công trình do Bộ Y tế tuyển lựa chuyển sang.

Minh Thư, 37 tuổi: 

Kính thưa ông Phạm Tuấn Anh, xin ông cho biết những tác động tích cực của Giải thưởng Nhân tài đất Việt nói chung và Giải thưởng “Khuyến học – tự học thành tài” đối với phong trào khuyến học tại Việt Nam hiện nay.

Ông Phạm Tuấn Anh:

Theo đánh giá của Hội Khuyến học, 5 lĩnh vực hiện nay của Giải thưởng Nhân tài đất Việt gồm Công nghệ thông tin, Khoa học công nghệ, Y dược, Môi trường, và Khuyến học, tự học thành tài đã giúp Giải thưởng đáp ứng rất tốt với phong trào thi đua học tập thường xuyên, học tập suốt đời mà Hội Khuyến học Việt Nam đang phát động.

Hoạt động đó cũng thể hiện truyền thống của dân tộc ta đã có từ ngàn xưa “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, và cũng là để học tập quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục người lớn và noi gương học tập suốt đời của Người. Với tinh thần chung “Xây dựng nước, lấy sự học làm đầu; khuyến học, khuyến tài để ngày mai khởi nghiệp”.

Đối với Giải khuyến tài, Tự học thành tài thì đây là một giải pháp để khuyến khích động viên phong trào thi đua trong lĩnh vực học tập của người lao động để phát triển tài năng “Tự học thành tài của họ”.

Được Hội khuyến học Việt Nam khởi xướng, giải thưởng Nhân tài Đất Việt do báo Dân trí, tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đồng tổ chức, tới nay bước sang năm thứ 14.

Khởi đầu là cuộc thi khuyến khích và tôn vinh tài năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông, qua các năm, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã được mở rộng để tìm kiếm và tôn vinh các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Công nghệ thông tin, Khoa học Công nghệ, Y dược, Môi trường và Khuyến tài.

Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, góp phần tôn vinh những sản phẩm Công nghệ thông tin hướng tới tự hội tụ về công nghệ, hướng tới cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, năm 2018 Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực Công nghệ thông tin sẽ có 03 hệ thống sản phẩm dự thi chính. Bao gồm: Sản phẩm Số triển vọng, sản phẩm CNTT Khởi nghiệp và sản phẩm CNTT Kết nối, Di động.

Đặc biệt, trong năm 2018, Ban tổ chức đã quyết định tăng giá trị của các hệ thống sản phẩm CNTT. Cụ thể, các thí sinh ở mỗi hệ thống sản phẩm sẽ có cơ hội nhận được 1 giải Nhất trị giá 200 triệu đồng, 1 giải Nhì trị giá 100 triệu đồng và 1 giải Ba trị giá 50 triệu đồng cùng phần thưởng của các đơn vị tài trợ.

Chương trình Giao lưu trực tuyến Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 vào lúc 10h ngày 22/8, với sự tham gia của các khách mời:

– Ông Phạm Tuấn Anh- Phó Tổng biên tập báo Dân trí, Phó Trưởng ban tổ chức Giải thưởng

– Ông Nguyễn Văn Tấn – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền thông VNPT-Media, Phó trưởng Ban Tổ chức, đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

– Ông Nguyễn Long – Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng Giám khảo lĩnh vực CNTT

– Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng- Bộ Y tế

– Ông Mã Hoàng Hải – CEO Công ty Cổ phần Rada – Giải Nhì NTĐV 2017 lĩnh vực CNTT Khởi nghiệp.

Buổi giao lưu khép lại lúc 11h30. Còn rất nhiều câu hỏi của bạn đọc nhưng vì thời gian hạn chế nên các vị khách mời không thể trả lời hết. Những thắc mắc nếu còn, bạn có thể gửi qua hộp thư sucmanhso@dantri.com.vn.

Trân trọng cảm ơn bạn đã theo dõi buổi giao lưu!

Báo Dân Trí